Chat hỗ trợ
Chat ngay

Các bênh lý đi kèm khi bị liệt lâu ngày nên lưu ý

Các bênh lý đi kèm khi bị liệt lâu ngày nên lưu ý

Các bệnh đi kèm khi bị liệt lâu ngày và cách chăm sóc người bị liệt

Như các bạn cũng đã biết những người bị liệt thường sinh hoạt rất khó khăn. Họ vừa không thể đi lại bình thường vừa sinh thêm nhiều chứng bệnh khác cho cơ thể. Vì vậy những biến chứng của bệnh nhân nằm liệt giường là nỗi ám ảnh cho chính họ và người thân. Vậy hãy cùng http://ghengoibet.com điểm qua các bệnh đi kèm khi bị liệt lâu ngày thường gặp. Đồng thời bỏ túi một số cách chăm sóc người bị liệt để tránh sinh thêm bệnh.

Các bệnh đi kèm khi bị liệt lâu ngày

Khi người bệnh bị liệt thì mọi chức năng vận động trên cơ thể sẽ bị dừng hoạt động. Người bệnh sẽ không thể đi lại, không thể vận động dù là các hoạt động nhẹ. Vì vậy người bị liệt chủ yếu là nằm bất động trên giường. Chính vì thế khi cơ thể người bệnh không hoạt động lâu ngày sẽ dẫn đến hình thành các bệnh đi kèm. Các bệnh đi kèm khi bị liệt lâu ngày sẽ làm cho người bệnh yếu dần, gây nguy hiểm đến tính mạng. Sau đây là một số bệnh phát sinh ở người bị liệt.

Khi bị liệt lâu ngày dễ sinh bệnh cứng khớp

Trong các bệnh đi kèm khi bị liệt lâu ngày thì bệnh cứng khớp là phổ biến nhất. Bởi vì khi bị liệt thì cơ thể người bệnh sẽ nằm yên một chỗ. Lâu ngày các khớp xương cũng sẽ bất động theo. Vì vậy nó làm cho các cơ quan phần mềm xung quanh khớp bị co cứng lại. Chính vì thế bệnh cứng khớp sẽ bắt đầu xuất hiện.

Ngoài ra khi người bệnh nằm yên một chỗ thì các sụ khớp sẽ dần dần bị thoái hóa mỏng ra. Do đó nó sẽ khiến cho các khớp xương của người bệnh bị hẹp lại, dính lấy nhau. Từ đó cơ thể sẽ sản sinh ra các dải tơ có công dụng kính hai mặt khớp lại với nhau. Vì vậy nó sẽ làm mất đi chức năng của các khớp trên cơ thể người. Các khớp sẽ cứng lại và không thể co giãn một cách bình thường như người bình thường.

Đối với những người bị liệt lâu ngày thì cứng khớp là điều không thể tránh khỏi. Đặc biệt theo các chuyên gia thì rất ít người bệnh có thể tránh khỏi được tình trạng bị cứng khớp. Có chăng cũng chỉ là những người bị liệt nửa người, liệt tay, chân,…Còn nếu là người liệt toàn thân thì căn bệnh cứng khớp sẽ luôn tồn tại. Vì vậy những ai có người thân bị liệt lâu ngày thì nên tìm hiểu các cách chăm sóc để giảm thiểu tình trạng cứng khớp cho người bệnh.

Loét da – Một trong các bệnh đi kèm khi bị liệt lâu ngày

Loét da cũng là một trong những bệnh thường xuyên xuất hiện đi kèm với bệnh liệt giường lâu năm. Bởi khi người bệnh bị liệt thì cơ thể sẽ nằm bất động một chỗ. Những vị trí da tiếp xúc thường xuyên với mặt giường sẽ bị loét.

Có thể vào những ngày đầu nằm liệt giường thì da sẽ không đau hoặc ít bị đau. Tuy nhiên nếu người bệnh nằm từ 1 năm trở lên thì các khu vực da tiếp xúc với mặt giường sẽ như một vết phỏng. Da bắt đầu xuất hiện các cụm nước và bị rộp. Và khi không được chăm sóc cẩn thận thì vùng da bị loét sẽ vỡ bọc nước. Da bắt đầu bong ra và sẽ chuyển sang màu đỏ. Sau một thời gian thì vùng da đó sẽ biến dạng sang màu đen go bị hoại tử tổ chức phần mềm.

Khi da bị loét nếu không được chăm sóc kỹ càng thì nó sẽ dễ bị nhiễm trùng. Và khi da bị nhiễm trùng sẽ rất nguy hiểm. Vùng da bị loét sẽ không dễ lành mà nó còn gây thêm nhiều đau đớn cho người bệnh.

Loét da xuất hiện tại nhiều vị trí trên cơ thể người bệnh bị liệt. Loét da sẽ thuyên giảm hay da tăng phụ thuộc nhiều vào cách chăm sóc. Vì vậy các bạn cần để ý để giảm thiểu cơn đau cho người bệnh. Sau đây vị trí các vùng da thường xuyên bị loét khi nằm giường lâu ngày.

  • Vùng xương cụt
  • Vùng xương gót chân
  • Vùng ụ ngồi
  • Vùng mắt cá chân

Loãng xương – Bệnh thường gặp ở người bị liệt lâu ngày

Khi nói về các bệnh đi kèm khi bị liệt lâu ngày thì bạn không thể bỏ qua bệnh loãng xương. Đây là một trong những căn bệnh có diễn biến thầm lặng và không có triệu chứng rõ ràng. Vì vậy những người bị liệt lâu ngày sẽ khó để xác định mình có mắc bệnh loãng xương hay không.

Thực tế thì bệnh loãng xương thường đi kèm với bệnh thoái hóa khớp. Ngoài ra bệnh loãng xương sẽ làm cho tình trạng thoái hóa khớp diễn biến nhanh hơn, nặng hơn. Và những điều này hoàn toàn phù hợp với thể trạng của những người bị liệt lâu ngày. Đặc biệt khi người bệnh ít vận động thì xương khớp không còn chắc khỏe và dẻo dai. Do đó bệnh loãng xương sẽ có cơ sở hình thành một cách nhanh chóng.

Bệnh loãng xương cực kỳ nghiêm trọng đối với người bị liệt lâu ngày. Và khi mặc phải chứng bệnh này thì người bệnh sẽ thường xuyên chịu nhiều đau đớn. Xương khớp cũng dần dần yếu đi và bệnh tình sẽ càng nặng thêm.

Bị liệt lâu ngày dễ sinh bệnh viêm đường tiết niệu và sỏi đường tiết niệu

Theo các chuyên gia y tế thì bệnh viêm đường tiết niệu và sỏi đường tiết niệu rất nguy hiểm cho người bị liệt. Bởi vì căn bệnh kèm theo này có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được chữa trị. Đặc biệt với những người không có khả năng vận động thì việc để bệnh kéo dài sẽ càng nặng. Các biến chứng có thể xảy ra khi người bị liệt mắc phải bệnh gia tăng. Trong đó các biến chứng nguy hiểm có thể kể đến như:

  • Viêm bể thận
  • Gây suy thận
  • Nhiễm trùng huyết

Nếu so sánh với các bệnh đi kèm khi bị liệt lâu này ở trên thì đây là bệnh có sự nguy hiểm cao. Vì vậy đối với người bệnh và người nhà bệnh nhân nên tìm hiểu kỹ về căn bệnh này. Như vậy mọi người mới có thể chăm sóc bệnh nhân được tốt hơn. Đồng thời hạn chế để tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

Cách chăm sóc người bị liệt để hạn chế sinh bệnh nguy hiểm

Những bệnh nhân bị liệt lâu ngày không thể tự chăm sóc bản thân, mất khả năng vận động. Trong nhiều trường hợp người bệnh còn không nói hay diễn tả suy nghĩ của mình. Vì vậy nằm bất động một chỗ là việc duy nhất mà họ có thể làm. Tuy nhiên việc làm này gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh.

Khi bệnh nhân nằm bất động thì các bệnh đi kèm khi bị liệt lâu ngày lại xuất hiện. Việc này sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh. Vì vậy ngoài chăm sóc bệnh nhân bằng thuốc thì các bạn còn phải quan tâm đến nhiều thứ. Trong đó làm sao để chăm sóc người bị liệt tốt và hạn chế sinh bệnh thì là việc đáng quan tâm nhất. Sau đây, https://gheyte.com/ sẽ giới thiệu một số giải pháp chăm sóc đơn giản và dễ thực hiện mà bạn có thể tham khảo.

Xoa bóp toàn thân cho người bệnh

Người bị liệt lâu ngày thì xương khớp sẽ bị căng cứng và không dẻo dai như người thường. Do đó để hạn chế việc sinh bệnh cứng cơ thì bạn cần xoa bóp thường xuyên cho người bệnh. Tốt nhất bạn nên học các thao tác massage toàn thân để hỗ trợ người bệnh. Hằng ngày các bạn nên dành ra một chút thời gian để giúp người bệnh hoạt động xương khớp.

Nếu người bệnh bị liệt toàn thân thì bạn nên xoa bóp tất cả các chi. Xoa bóp phần vai, nâng người bệnh ngồi lên nằm xuống. Bằng cách này các khớp xương của người bệnh sẽ hoạt động. Vì vậy nó sẽ giúp giảm thiểu tình trạng hình thành bệnh cứng cơ.

Thường xuyên thay đổi vị trí nằm của người bệnh

Thay đổi vị trí nằm của bệnh nhân bị liệt là một việc cần thực hiện thường xuyên. Bởi vì tự bản thân người bệnh không thể thao tác được những việc đơn giản này. Vì vậy nếu nằm trên giường trong một thời gian dài thì các vùng da tiếp xúc với giường sẽ bị lở loét. Do đó thay đổi vị trí nằm của người bệnh là giải pháp hay giúp hạn chế vấn đề này.

Thay đổi tư thế nằm của bệnh nhân được thực hiện rất đơn giản. Nếu bệnh nhân đang nằm với tư thế nằm ngửa thì bạn dùng tay kéo bệnh nhân sang một bên với tư thế nằm nghiêng. Sau khi cho bệnh nhân nằm nghiêng xong bạn để như vậy 5 đến 10 phút rồi đổi tư thế khác. Các tư thế nằm của bệnh nhân thay đổi tương tự như người bình thường.

Trong các tư thế nằm cho bệnh nhân liệt lâu ngày thì nằm sấp là tư thế tốt nhất. Bởi vì theo các chuyên gia y tế thì khi cho bạn cho bệnh nhân nằm sấp có nghĩa là bệnh nhân đang ở thế đứng. Vì vậy nó sẽ giúp máu trong cơ thể được lưu thông một cách dễ dàng. Như vậy đối với người bị liệt lâu ngày mà nói thì tư thế này rất có ích.

Việc thay đổi tư thế nằm cho bệnh nhân bị liệt sẽ hạn chế được nhiều bệnh phát sinh đi kèm. Trong đó tiêu biểu nhất là bệnh loét da, cứng cơ hay các bệnh về hô hấp,….

Mẫu giường/ghế đa năng Mbed F360 nâng hạ tự động giúp thay đổi tư thế cho người bệnh

Giường nâng hạ tự động cho người bị liệt, người già

Bổ sung nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể người bệnh

Chăm sóc người bị liệt lâu ngày ngoài việc làm các việc trên thì chế độ dinh dưỡng cũng rất quan trọng. Vì vậy trước khi cho người bệnh ăn cái gì mới, lạ thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước. Ngoài ra các bạn cũng nên cho bệnh nhân ăn nhiều rau, củ quả. Bởi vì nó sẽ giúp hệ tiêu hóa của người bệnh hoạt động tốt hơn.

Trong các bữa ăn hàng ngày các bạn nên bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho bệnh nhân. Như vậy nó sẽ khiến cơ thể người bệnh khỏe mạnh hơn. Và khi cơ thể người bệnh khỏe mạnh thì nó có thể hạn chế các bệnh đi kèm khi bị liệt lâu ngày hình thành. Từ đó người bệnh cũng khỏe mạnh và có đủ sức chống lại bệnh tật.

Chăm sóc bệnh nhân bị liệt lâu ngày không phải dễ. Đặc biệt việc chuẩn bị thực đơn ăn uống mỗi ngày là bài toán khó cho người thân. Chính vì thế để việc chăm sóc người bệnh hiệu quả thì bạn nên sẵn thực đơn mỗi ngày. Vậy là bạn sẽ không phải băn khoăn lo lắng gì khi chăm sóc người bị liệt lâu ngày.

Trên đây chính là những chia sẻ của chúng tôi về các bệnh đi kèm khi bị liệt lâu ngày. Đặc biệt là các thông tin chi tiết về một số cách chăm sóc người bị liệt hiệu quả. Hy vọng nó sẽ có ích cho các bạn. Ngoài ra bạn cũng có thể liên hệ đến cơ sở GHẾ Y TẾ để được tư vấn thêm.

  • Địa chỉ: 234/2/2 Chu Văn An – Tầng trệt – P.12 – Q.Bình Thạnh – TP.HCM
  • Website: http://ghengoibet.com
  • Phone: 0902.358.636

 

 

Liên hệ

Địa chỉ Shop ở Thành Phố Hồ Chí Minh (TPHCM)

243/2/2 Chu Văn An - P.12 - Q.Bình Thạnh, TPHCM
(Nếu không tìm được, vui lòng gọi để shop chỉ đường).
Chưa có chi nhánh ghế bệt tatami Hà Nội ( Comming soon ...)

Điện thoại

Email

ghengoibetvn@gmail.com

Giờ mở cửa

08:00 - 18:00

Hình ảnh tại showroom GheNgoiBet.com

Hãy đến và trải nghiệm ngay các dòng sản phẩm ghế thư giãn đa năng của shop.